- Back to Home »
- chia-se-ve-nhim-kieng , Chuong-trai , Sinh-san-nhim-kieng »
- Kiến thức nuôi nhím kiểng tổng hợp từ A – Z
Posted by : Unknown
Thứ Ba, 3 tháng 11, 2015
Để
chọn cho mình một loại thú cưng không phải là điều dễ dàng. Và khi chọn được
một loài động vật mình yêu quý bạn cần phải có những kiến thức căn bản để nuôi chúng thật tốt. Hôm
nay, Bán Nhím Kiểng xin chia sẽ những thông tin tổng hợp và kỹ thuật nuôi nhím
kiểng hay còn gọi là nhím cảnh nhằm giúp bạn nắm rõ kiến thức chăm sóc cần thiết khi bạn lựa chọn loại thú cưng
này. Bài viết xin chia sẽ về cách nuôi, cách chọn nhím kiểng và những gì cần chuẩn bị để chăm sóc tốt các bé thật tốt, đúng cách. Một sự tìm hiểu chu đáo chào đón một người bạn đặc biệt luôn là điều cần thiết.
NHÍM KIỂNG - THÚ CƯNG HOT NHẤT CỦA TEEN VIỆT |
1.
Vì sao nên chọn nhím kiểng làm thú cưng mà không phải loài vật khác?
Có
nhiều ý kiến khác nhau khi lựa chọn nuôi một loại thú cưng. Tùy vào sở thích, đặc điểm, tính cách, môi trường, gia
đình, khu vực địa lý mà mỗi người sẽ nuôi một loại thú cưng khác nhau. Theo kinh nghiệm của nhiều người chơi thú cưng, các yếu tố cần thiết để chọn một
động vật làm thú cưng cho mình cần có
các tiêu chí như sau:
- Không mang các mầm bệnh truyền nhiễm: Đó là một trong những yếu tố
đầu tiên và quang trọng mà chúng ta nên cân nhắc khi lựa chọn 1 loại thú cưng nào đó. Trên những loài động
vật chúng ta đang nuôi có thể chứa các loại ký sinh và virus độc hại mà chúng
ta không hề hay biết. VD: dịch hạch, sáng chó, vắt, lở mồm long móng… Và rất nhiều
loại bệnh nguy hiểm khác. Bạn nên nghiên cứu kỹ xem loại thú cưng bạn đang nuôi có mang mầm bệnh gì không, nếu không thì
vượt qua tiêu chuẩn đầu tiên rồi nhé.
- Hiền lành: Ai
cũng thích nuôi 1 động vật hiền lành và đáng yêu. Nhiều trường hợp đáng tiếc
xảy ra như chó cắn chủ, khỉ cắn người… có thể đe dọa đến nhiều người xung quanh.
Do đó, thú cưng cần hiền lành đảm bảo
bảo sự an toàn cho bạn và những người thân xung quanh.
- Dễ nuôi và ít tốn thời gian chăm sóc: Ở đây nói đến cách nuôi dưỡng
không quá phức tạp, thức ăn không quá kén chọn, vật dụng chăm sóc không quá khó
tìm kiếm. Bạn biết rằng, vật nuôi là một người bạn thân đối với bạn, nhưng nếu thú cưng bạn đang nuôi quá cầu kỳ và
chiếm nhiều thời gian của bạn thì bạn sẽ không làm được gì. Do đó, một loài vật
được chọn nuôi cũng nên dễ nuôi và dễ chăm sóc là một trong những tiêu chí
trong thời đại hiệu nay.
- Có gì đó đặc biệt: Bạn
luôn muốn người bạn của mình đó có gì đặc biệt. Và tất nhiên rồi, vì đó là niềm
kiêu hãnh của mình mà.
- Chi phí hợp lý và ít tốn kém: Đúng vậy, bạn không thể bỏ hàng chục hay hàng trăm triệu như các
đại gia để có một vật cưng như ý. Mà đôi khi không phải cái gì quá mắc hay giá
quá cao đều mang đến niềm vui cho bạn. Hãy có những lựa chọn thông minh vừa
tiết kiệm mà lại có ý nghĩa sâu xa hơn. Đó là một người bạn chứ không phải là
một món hàng hóa.
Từ
những yếu tố trên, Nhím kiểng đạt được
điểm 9/10 nếu không muốn nói là hoàn hảo. Bởi vậy mà nhím kiểng trong thời gian gần đây rất được thu hút và rất nhiều
bạn trẻ lựa chọn để làm bạn cho mình. Không chỉ ở HCM, Hà Nội, Đà Nẵng mà ngay cả các thành phố lớn khác như Hải Phòng, Vinh, Nha Tranh, Quy Nhơn đến
những vùng cao như Điện Biên, Tây Nguyên,
Đà Lạt đều lựa chọn loài động vật đáng yêu này. Trong thời gian qua, số
lượng shop tham gia cung cấp dịch vụ
cho nhím kiểng không ngừng tăng lên,
các trang trại cũng được đầu tư nhiều
hơn để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của nhím
kiểng.
Không
chỉ dừng lại ở đó, Nhím kiểng hiện
nay là loại thú cưng được nuôi rất
nhiều trên thế giới như: Anh, Châu Âu
và một phần của lục địa châu Phi và
phát triển rất mạnh ở Thái Lan. Với
sự thân thiện và nhiều ưu điểm khi nuôi nhím kiểng, cách đây vài năm loại thú cưng này đã được Báo Tuổi Trẻ đăng bài phóng sự rất thú vị, cùng với nhiều bài báo uy tín viết về chúng như báo
Dân Trí, Tiền Phong, Thế Giới Văn Hóa và News.zing.vn. Bạn có thể
xem video về Nhím Kiểng qua bài: Phóng
sự về thú nuôi nhím kiểng.
Khi
bạn hiểu được những lý do vì sao nhím
kiểng lại thu hút đến vậy, bạn sẽ không cần phải băng khoăn suy nghĩ để lựa
chọn cho mình loại Pet Yêu này.
Bán Nhím Kiểng là một trong những shop đi đầu và chuyên về Nhím Kiểng. Ngay từ khi
xuất hiện năm 2007 shop đã chọn loại thú cưng này trong cộng đồng Pet Việt để phát triển. Hiện nay, shop Bán Nhím Kiểng đang phát triển rất mạnh cả về chủng loại Nhím Kiểng, vật
dụng, chuồng nuôi và thức ăn cho nhím để đáp ứng nhu cầu của các bạn trẻ yêu thú cưng.
Ngoài ra, shop Bán Nhím Kiểng cũng thường xuyên chia sẽ những kinh nghiệm, kiến thức mới nhằm tạo môi trường giúp các bạn học hỏi và chăm sóc nhím kiểng tốt hơn. Trang web của shop luôn cung cấp đầy đủ thông tin để các bạn hoàn toàn có thể tự nuôi và chăm sóc các bé nhím 1 cách dễ dàng. Khi cần hỗ trợ shop luôn sẵn sàng trao đổi thông qua hotline: 0973.405.754, hoặc nếu có bất kỳ vướng mắc nào bạn đều có thể liên lạc đến shop để được giải đáp.
Ngoài ra, shop Bán Nhím Kiểng cũng thường xuyên chia sẽ những kinh nghiệm, kiến thức mới nhằm tạo môi trường giúp các bạn học hỏi và chăm sóc nhím kiểng tốt hơn. Trang web của shop luôn cung cấp đầy đủ thông tin để các bạn hoàn toàn có thể tự nuôi và chăm sóc các bé nhím 1 cách dễ dàng. Khi cần hỗ trợ shop luôn sẵn sàng trao đổi thông qua hotline: 0973.405.754, hoặc nếu có bất kỳ vướng mắc nào bạn đều có thể liên lạc đến shop để được giải đáp.
Nuôi
nhím Kiểng cũng là một nghệ thuật và không chỉ dừng lại ở cách chăm sóc, các bạn cũng
cần hiều được nguồn gốc, xuất sứ và tất cả những vấn đề liên quan khác sẽ được
đề cập ở phần nội dung tiếp theo.
2.
Nguồn gốc nhím kiểng?
Xuất
xứ Nhím kiểng: Chúng có mặt ở khắp nơi như Châu Á, Châu Âu, Châu
Phi, New Zealand và hoạt động chủ yếu vào ban đêm. Nhím kiểng có tên tiếng Anh là Hedgehog,
thuộc phân lớp Erinaceinae. Chúng ăn
côn trùng và rau, hoa, quả. Nhưng, để tạo nên thuận lợi trong điều kiện phi tự
nhiên, Nhím kiểng đã được cho ăn thức
ăn dạng viên cho mèo. Chúng có tuổi thọ trung bình 4 năm tuổi. Chu kì sống cao
nhất kỉ lục đến 9 năm tuổi. Tuổi thọ đa số đạt 4 -6 năm tuổi. Cũng giống nhiều
loài gặm nhắm khác, Nhím kiểng có
thời gian mang thai đạt khoảng 30 - 35 ngày. Số lượng các bé baby sinh ra đạt
khoảng 3 -5 bé. Thời gian lai giống phù hợp cho các bé ở cả đực và cái là 6
tháng tuổi trở lên. Một bé Nhím kiểng
được gọi là thành thục khi chúng đạt được 12 tháng tuổi.
3.
Cách chọn mua 1 chú nhím kiểng con như ý?
Khi
bắt đầu nuôi bất cứ loại thú cưng
nào, để thuần hóa và tạo tính cách ngay từ ban đầu thì bạn cũng nên chọn những thú
cưng con. Đó là lứa tuổi mà chúng sẽ được tiếp thu và dạy bảo nhanh
chóng.
Đối
với nhím kiểng, những ai mới bắt đầu
nuôi thì nên mua các loại có độ tuổi khoảng 1,5 đến 2 tháng tuổi. Không nên mua
các bé nhím có độ tuổi cao hơn hoặc thấp hơn. Lý do là những bé nhím đã lớn rất
khó chơi đùa, khó tiếp xúc và khó tạo lập những thói quen tốt (và khó huấn
luyện). Còn đối với những bé nhím quá nhỏ thì tỉ lệ tử vong cao vì chưa đủ sức khỏe và đề kháng khi tách mẹ.
Một
bé
nhím kiểng được coi là tốt, chất lượng cao nếu kích thước đạt khoảng 6
- 7 cm, nặng dao động trên dưới 100g (có thể to bằng quả trứng gà). Nhím con đã
bắt đầu tập ăn và biết ăn.
Khi
mua bạn nên quan sát tổng thể các bé nhím: chân, tai, mắt, mũi, miệng xem thử
có dị tật gì không và quan trọng là phải cứng cáp, hiền lành. Mắt của nhím phải
sạch và sáng. Không chọn nhím có mắt chảy nước, chỉ mở được 1 nửa hay mắt bị
đục.
Bước 2 lắng nghe nhím thở, xem các bé thở có đều và ổn định không nhé. Tiếp đến là tai của nhím xem trên tai có vảy hay những hạt gàu nhỏ hay không. Nếu những cái đó ít có thể phủi đi dễ dàng thì có thể nhím bị những anh chị em trong đàn dính lên. Nhưng cũng có trường hợp ngoại lệ,anh chị em bị bệnh về da nhưng có những chú nhím sinh ra có thể miễn nhiễm. Tuy vậy, nếu mật độ quá đông thì bạn cũng nên xem xét kỹ. Xem lớp da dưới bụng có bị rối ko nhé. Lông dưới bụng phải mềm, mịn, không rối. Đặt nhím xuống, xem các bé đi lại như thế nào để biết vấn đề sức khỏe. Nếu nhím đi cà nhắc, hay từng bước khó khăn thì hãy cẩn thận khoan nên chọn. Câu hỏi tiếp theo là các bé có phản ứng tốt với Âm thanh, va chạm hay không? Sau đó kiểm tra lông nhím (gai) để biết chỉ số sức khỏe về chúng. Nếu có bất kỳ điểm nào bị trần ra và mất lông hay đổi màu bất thường, các Hedgehog có thể không có sức khỏe tốt.
Bước 2 lắng nghe nhím thở, xem các bé thở có đều và ổn định không nhé. Tiếp đến là tai của nhím xem trên tai có vảy hay những hạt gàu nhỏ hay không. Nếu những cái đó ít có thể phủi đi dễ dàng thì có thể nhím bị những anh chị em trong đàn dính lên. Nhưng cũng có trường hợp ngoại lệ,anh chị em bị bệnh về da nhưng có những chú nhím sinh ra có thể miễn nhiễm. Tuy vậy, nếu mật độ quá đông thì bạn cũng nên xem xét kỹ. Xem lớp da dưới bụng có bị rối ko nhé. Lông dưới bụng phải mềm, mịn, không rối. Đặt nhím xuống, xem các bé đi lại như thế nào để biết vấn đề sức khỏe. Nếu nhím đi cà nhắc, hay từng bước khó khăn thì hãy cẩn thận khoan nên chọn. Câu hỏi tiếp theo là các bé có phản ứng tốt với Âm thanh, va chạm hay không? Sau đó kiểm tra lông nhím (gai) để biết chỉ số sức khỏe về chúng. Nếu có bất kỳ điểm nào bị trần ra và mất lông hay đổi màu bất thường, các Hedgehog có thể không có sức khỏe tốt.
Cách chăm sóc những chú nhím
kiểng con: cũng rất đơn giản nhưng cần chú ý phần thức ăn. Vì răng chưa mọc ổn định và
hoàn thiện nên các bé không thể nhai những thức ăn có kích thước lớn và cứng.
Do đó khi cho ăn Me-O hoặc thức ăn
khác cần được đạp nhỏ hoặc nhuyễn để bé ăn được nhiều hơn (chóng lớn). Nếu bé
vẫn chưa ăn được Me-O khi mua về thì nên cho uống sữa thay thế. Nhưng không
phải loại sữa nào cũng phù hợp với nhím
kiểng con như sữa lon, sữa hộp… Theo kinh nghiệm của Bán Nhím Kiểng bạn nên dùng sữa dê tươi để chăm sóc nhím con lúc ban đầu. Đây cũng
là cách mà nhiều nhà khoa học áp dụng khi nghiên cứu.
Vấn
đề tiếp theo là bạn nên mua nhím kiểng ở
đâu? Câu trả lời là bạn nên đến những shop uy tín,
hoạt động lâu năm, có trại nuôi và cung cấp thông tin rõ ràng. Các bạn có thể
quan sát chỗ nuôi, thức ăn shop cho nhím ăn để đánh giá mức độ uy tín của cửa hàng.
Bạn
cũng nên tránh mua những con trùng huyết vì chúng phát triển rất kém và có thể chết sớm.
Nhưng các bạn hoàn toàn yên tâm, vì các bé
nhím kiểng do giao phối trùng huyết thường rất yếu ớt, dễ nhận ra.
Hầu
hết thị trường hiện nay chỉ có nhím
kiểng Việt Nam, nhím kiểng Thái Lan
rất hiếm và giá bán khá cao. Chỉ có những trang trại lớn và nuôi theo hình thức
công nghiệp mới có thể đầu tư loại nhím này. Nhưng hầu như không có trang trại
nào. Chỉ 1 số trường hợp người nhà bên Thái gửi về cho người thân làm cảnh, rồi thấy thích thú mới nhân giống
lên (số lượng này rất ít).
4.
Cần chuẩn bị gì khi nuôi nhím kiểng?
Những
vật dụng, thức ăn, hay đồ chơi dành cho nhím
kiểng có phần tương tự như Hamster nên
bạn rất dễ tìm được những đồ dùng như ý tại các shop bán Hamster. Dưới đây Bán Nhím Kiểng xin
nêu ra gì cần thiết để các bạn chuẩn bị khi bắt đầu nuôi nhím kiểng nhé.
4.1.
Thức ăn và chế độ dinh dưỡng cho nhím kiểng?
- Về
thức ăn, thì có thể chia thành 2 dạng như sau: thức ăn thô và thức ăn tươi.
+ Đối với thức ăn thô, hiện nay thị trường nhím kiểng
đang sử dụng có các loại như sau: Me-O,
Rayol Canin, sâu worm (loại khô và tươi).
+ Về
thức ăn tươi:
Chúng ta còn nên cho các bé nhím
kiểng bổ sung thêm rau, quả. Một số loại chúng có thể ăn được như: lê, dưa leo, cà rốt, táo, xà lách, mận…
Nên cho ăn với một lượng vừa phải nhất định, một tuần chỉ có ăn vài
lần. Ngoài ra, các bé nhím kiểng còn có thể ăn dế, cào cào, tằm…
Một số lưu ý khi cho nhím kiểng
ăn:
- Nhím
dễ bị béo phì, vì vậy khi cho các bé ăn nên cho một lượng thức ăn vừa phải. VD:
Trộn thức ăn Me-O với sâu khô. Tỷ lệ 10 : 1 là đủ. Không nên cho ăn nhiều quá
nhiều sâu trong 1 lần vì các bé có thể sẽ không ăn những thức ăn khác, bị béo
phì và tốn chi phí.
- Không
để các bé nhím kiểng ăn thức ăn rơi
vãi ngoài chén. Điều đó có thể gây ra một số nguy hiểm như bệnh tiêu chảy, liên quan đến đường ruột.
-
Không nên thay đổi loại thức ăn đột ngột vì các bé nhím kiểng có thể bỏ ăn nhiều ngày.
-
Không được cho các bé ăn các loại trái cây có chứa axit (tính chua). Vì
một số bé có thể bị tiêu chảy
-
Có thể bổ sung vitamin C cho các em nó bằng cách cho uống viên C sủi
bọt, nhưng không nên cho nhím kiểng đực
uống, vì có thể gây vô sinh.
Nếu
bạn muốn biết thêm nhiều kiến thức về dinh dưỡng cho các bé, hãy đón đọc bài
viết: Chế độ dinh dưỡng cho Nhím Kiểng
4.2.
Chuồng nuôi nhím kiểng như thế nào là hợp lý?
Tình
hình địa lý và khí hậu ở Việt Nam ở 3 miền có phần khác nhau nên việc lựa chọn
chuồng cũng có một số thiết kế và công năng khác nhau. Hiện nay phổ thông chia
làm 2 dạng chuồng: Chuồng lồng và chuồng
Mica.
- Chuồng lồng là chuồng được tạo ra bởi nhiều
khung sắt bao bọc giống như lồng nuôi chim. Ưu điểm của loại chuồng này là rất
thoáng khí, dễ treo bình nước cho nhím uống và thiết kế cũng tương đối hợp thời
trang. Khi đi chơi bạn có thể mang theo chú nhím của mình khi sử dụng chuồng
lồng. Chuồng lồng thích hợp nuôi nhím
kiểng ở những vùng khí hậu khô ráo và vào mùa hè ở nước ta. Nhược điểm của
lồng là khó vệ sinh và không thích hợp nuôi nhím vào mùa đông hay những nơi có
khí hậu lạnh.
- Chuồng Mica: Là loại chuồng được dùng phổ
biến làm bằng chất liệu Mica giống
như hồ cá. Ưu điểm của loại chuồng này là sạch sẽ dễ vệ sinh chuồng nuôi, có
thể giữ ấm cho nhím khi trời chuyển lạnh hoặc có gió mùa. Chuồng rất thích hợp
để nuôi nhím kiểng vào mùa đông hoặc
những vùng có khí hậu laanhj. Có thể kết hợp bỏ bóng đèn vào trong lồng để giữ
ấm cho nhím rất hiệu quả. Ngoài ra, chuồng
Mica có thể nuôi được số lượng lớn nhím và cũng được thiết kế rất bát mắt.
Nhược điểm của chuông Mica là hơi bí và không thông thoáng. Vào trời mùa hè dễ
gây stress cho nhím do nhiệt độ không thoát được ra ngoài. Để khắc phục việc
này hiện nay chuồng mica đã được cải tiến bằng cách khoang nhiều lỗ xung quan
lồng hoặc tạo nhiều khe thoát khí để môi trường nuôi nhím kiểng được thoáng mát
hơn.
Lời khuyên cho các bạn khi chọn
lồng nuôi nhím kiểng:
- Khu vực Phía Bắc: Thời tiết khô lạnh và khắt
nghiệt, nên bạn có thể thay đổi loại chuồng theo mùa. Đối với mùa hạ và khô
nóng, bạn có thể sử dụng chuồng lồng
để tạo sự khô mát. Còn đối với mùa đông bạn nên sử dụng chuồng Mica cho mùa đông để che chắn và tạo sự ấm áp cho nhím.
- Khu vực Miền Trung: Bạn nên sử dụng chuồng lồng hoặc giỏ nắp đậy (của công ty Duy Tân) để nuôi nhím kiểng. Bạn cũng có thể sử dụng chuồng Mica với cách làm như hướng dẫn phía trên.
- Khu vực Phía Nam: khí hậu tương đối ổn định, ẩm
cao, mưa nhiều, bạn có thể sử dụng loại chuồng nào cũng được.
Để
tìm hiểu thêm các mẫu chuồng và lồng nuôi
cho nhím kiểng hãy tham khảo các bài viết qua chuyên mục: Chuồng trại cho Nhím Kiểng
4.3.
Lót chuồng cho nhím kiểng như thế nào là hiệu quả?
Để
lót chuồng cho nhím kiểng có rất nhiều loại như: Mùn cưa, gỗ nén, giấy, cát sand. Nghiên cứu trong những năm gần đây
cho thấy, mùn
cưa gỗ thông vẫn là lựa chọn hàng
đầu. Sỡ dĩ nên chọn loại này vì nó có độ hút ẩm cực cao, có nguồn gốc tự nhiên,
mùi hương phù hợp với các bé. Để tìm hiểu thêm cách lót chuồng hãy tham khảo
bài viết: Cách Lót Chuồng Hiệu Quả cho Nhím Kiểng
4.4.
Vật dụng và đồ chơi thích hợp nhím kiểng
Lựa
chọn vật dụng và đồ dùng cho nhím sử dụng cũng cần lưu ý nhiều điều. Như các
bạn cũng đã biết, bề mặt gỗ là một môi trường lý tưởng để các loại vi
khuẩn tích tụ và gây bệnh. Các bé
nhím kiểng lại có thói quen đi vệ sinh lên đồ chơi gỗ, sau đó hay gặm và
phá cạp chúng. Do đó, để đảm bảo vệ sinh và an toàn sức khỏe cho các bạn bạn nên rửa và lâu chùi sạch sẽ định kỳ. Ưu điểm của đồ bằng chơi gỗ thì kiểu dáng đẹp, nhiều chủng loại, dễ mua hơn và giá rẻ hơn. Chỉ cần bạn lâu chùi sạch sẽ định kỳ thì vẫn đáp ứng các điều kiện vệ sinh và an toàn sức khỏe.
Những
vật dụng cần thiết bạn cần chuẩn bị để bé
nhím kiểng sử dụng hằng ngày là: bình
nước (Deluxe), chén ăn (nên bằng sức hoặc bằng nhựa) và Chuồng mica (nhớ là các vật dụng phải giữ cố định hoặc
đủ nặng để các bé không hất đổ), Mùn cưa (dùng để lót chuồng).
Để
trang trí thêm và giúp nhím phát huy tối đa tài năng phá phách của mình, bạn có
thể chuẩn bị thêm một số đồ chơi cho nhím
kiểng như: Wheel, cầu tuột, ống
chui, bập bênh, nhà gỗ hoặ sứ. Những thứ này nói chung không cần thiết lắm. Bạn có thể cho
vào chuồng nuôi hoặc không cho cũng không sao.
5.
Những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của nhím kiểng
- Nguồn nước cho nhím kiểng
uống:
+ Nước
cho các bé tốt nhất là nước máy lọc sạch. Nước đun sôi và để nguội càng
tốt. Một số vùng, nguồn nước có thể không gây hại đến sức khỏe con người, nhưng
đối với các loài vật nhạy cảm và mong manh như nhím kiểng thì chỉ cần một chút
ô nhiễm gây ra hậu quả đáng tiếc. Nguồn nước ô nhiễm ở đây chính là nước
nhiễm phèn, nhiễm mặn, hay quá nhiều clo. Hãy lọc thật sạch, thường xuyên
cọ rửa bình nước bi, nên sử dụng các bình nước làm bằng inox không gỉ.
+ Nếu
sử dụng bình nước bi Deluxe để chứa vitamin C sủi bọt cho nhím kiểng uống thì bạn
nhớ sau khi cho uống xong phải cọ rửa thật sạch và phơi khô.
- Nhiệt độ và ánh sáng thích
hợp để nuôi các bé nhím kiểng:
+ Mức
nhiệt độ thích hợp cho các bé là vào khoảng 22º C. Thân nhiệt của nhím
kiểng rất nhạy cảm, chỉ cần một cơn gió lạnh vào ban đêm hay nhiệt độ quá nóng
trong chuồng, hay sự chuyển đổi thời tiết đột ngột đều làm bé bị cảm cúm và
trong rất tội nghiệp. Do đó, với các bạn ở Miền Bắc, mùa đông bạn nên để nhím
vào chuồng Mica có trang bị một bóng đèn sợi tóc để sưởi ấm cho các bé. Tránh
tình trạng các bé nhím kiểng bị lạnh và dẫn đến tử vong.
+ Bạn
cũng nên tạo những đường và lỗ nhỏ để thông khí thoát nhiệt, vì nếu để quá nóng
nhím có thể bị tress nhiệt gây hôn mê và ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe bé
nhím khỏe mạnh. Đây cũng chính là nguyên nhân chính mà môi trường phía Bắc
không phù hợp để phát triển nhím kiểng đàn lớn và quy mô trang trại vì mức độ
rủi ro rất cao.
6.
Những bệnh thường gặp của nhím kiểng và cách phòng ngừa
- Tiêu chảy: Là một trong số bệnh phổ biếng của nhím kiểng. Dấu hiệu
của bệnh này là ị liên tục và đi phân lỏng. Bạn có thể xem cách điều trị chi
tiết ở bài viết: Dấu hiệu nhím kiểng bị tiêu chảy và cách điều trị.
- Cảm cúm: Thời tiết lạnh, có gió lùa dễ
làm nhím bị cảm nếu chuồng nuôi không được che chắn kĩ. Nhím bị chảy nước mũi,
hắt xì, lừ đừ và biếng ăn. Bệnh làm nhím
kiểng chết rất nhanh, nhưng nếu phát hiên kịp thời và xử lý sớm thì nhím
khỏe mạnh bình thường. Để xem chi tiết các biểu hiện của bé và cách điều trị
bạn có thể xem bài viết: Điều trị cảm cúm cho nhím kiểng.
Qua
bài viết này, Bán
Nhím Kiểng muốn chia sẽ tường tận
quy trình từ khi chuẩn bị nuôi và trong quá trình nuôi các bé nhím để các bạn
nắm rõ. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích khi các bạn chọn nuôi loại thú
cưng này. Chúc các bạn nhiều niềm vui.
Mọi thông tin hỗ trợ xin liên hệ: BÁN NHÍM KIỂNG
SHIP VÀ GIAO NHÍM Ở TẤT CẢ CÁC
TỈNH THÀNH TRÊN CẢ NƯỚC
1. Thành Phố Đà Nẵng
- Di Động : 0973 405 754 (Ms. Maika)
- Điện
Thoại : 05116 55 84 86
- Email
: bannhimkieng@gmail.com
- Địa Chỉ 1 : 169 Cù Chính Lan, Q. Thanh Khê, TP. Đà Nẵng (Sát Mẹ Nhu và Ngã 3 Huế)
- Địa Chỉ 2 : Tổ 54,
Hòa Minh, Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng
-
website : nuoinhimcanh.blogspot.com/
2. Tỉnh Đắc Lắc
- Điện Thoại : 0167 709 6691 (Ms. Tuyến)
- Điện
Thoại : 05116 55 84 86
- Địa Chỉ
: Thị Trấn Buôn
Trấp, Huyên Krong Ana, Tỉnh Đắc Lắc
3. Thành Phố Hồ Chí Minh
- Điện Thoại : 0935 611 619 (Mr. Định)
- Điện
Thoại : 05116 55 84 86